Mẹo hay cho việc phòng và xử lý khi lái xe qua đoạn bị ngập nước
Tp.Hồ Chí Minh bất đầu vào mùa mưa với những con mưa ngày càng nặng hạt, cùng với hệ thông cống thoat nước chưa hoàn thiện thường xuyên bị ngập nước nặng. Nếu bạn không muốn tiền mất, tật mang chỉ vì… xe bạn vừa phải đi qua vùng ngập nước, thì những “bí kíp” dưới đây có thể “cứu” bạn khi gặp tình huống này.
Những cơn mưa lớn hoặc mưa kéo dài đều có thể khiến đường phố tại Hồ Chí Minh ngập lụt mà không hề báo trước, trong khi phương tiện di chuyển của người dân chủ yếu bằng xe máy. Do vậy, khi lái xe qua chỗ ngập nước cần phải xử lý đúng cách, nếu không xe càng hư hỏng nặng.
Khi bạn thấy đoạn đường bị ngập nước người lái xe nên
Nếu thấy đường ngập nước, sâu hơn khoảng 30cm thì không nên đi vào
Thứ nhất: khi xe đi vào nơi nước ngập vượt qua cổ ống xả. Lúc này, nếu tài xế nhấn ga ở tốc độ quá thấp hoặc không nhấn ga, khí đẩy ra chậm, thì nước sẽ chui vào ống xả làm tắc đường thoát dẫn đến khả năng chết máy.
Thứ hai: nước cao hơn miệng hút gió. Nước sẽ tràn vào đường hút gió, cùng với không khí đi vào buồng đốt. Hỗn hợp nhiên liệu, khí và nước sẽ không cháy được dẫn đến ô tô chết máy.
Lời khuyên khi lái xe qua đoạn ngập nước
Tùy từng loại xe, nhưng cơ bản
Đối với người lái xe ô tô hạng b2 (4 chổ),khi thấy đường bị ngập nước, sâu hơn khoảng ba mươi phân thì không nên đi vào. Nếu muốn đi thì ít nhất phải chắc chắn rằng đoạn ngập đó nước không cao vượt quá miệng hút gió của xe. Hơn nữa phải luôn giữ ga đều tay để đảm bảo nước không tràn vào ống xả.
Đặc biệt, một số người cho rằng đi qua chỗ ngập phải phóng thật nhanh là hết sức sai lầm. Cho dù đoạn đường ngập, nước chưa cao bằng miệng hút gió nhưng khi xe đi, cùng với những xe khác tạo nên sóng nước cao lên nước vẫn có thể bắn vào. Cho nên khi đi qua chỗ ngập, vừa phải nhấn ga đủ lớn nhưng cũng không nên quá nhanh.
Nước ngập ống xả là một trong những nguyên nhân dẫn đến chết máy.
Trong trường hợp lỡ bị nước vào ống xả, không nên quá hoảng bởi thực chất nước vào ống xả làm tắc, gây chết máy nhưng không vào máy được. Cho nên, nếu người điều khiển xe bình tĩnh, lội xuống, có đủ người giúp đẩy xe qua chỗ ngập, rồi nổ máy thì động cơ vẫn có thể vẫn vận hành đi tiếp được như thường.
Một lời khuyên quan trọng hơn cả là khi nghi có dấu hiệu nước vào đường hút gió làm chết máy, tốt nhất là gọi ngay xe cứu hộ đến kéo xe về gara xử lý. Nếu tiếp tục đề nổ máy, nước vẫn cứ ở trong buống đốt, làm máy không nén được và có thể làm cong hoặc gẫy trục khuỷu, phá hỏng tay biên luôn. Mà đây lại là hai bộ phận quan trọng nhất của động cơ. Nếu gẫy hỏng thì phải sửa hoặc bỏ máy đi, thay máy khác vô cùng tốn kém.
Đối với người lái xe máy hạng a1 khi đi qua đoạn đường bị ngập nước
Về cơ bản xe máy không được bảo vệ và che chắn tốt như ô tô, do vậy nhiều khi chỉ dầm mưa cũng có thể khiến xe của bạn chết máy. Nguyên nhân là nước bắn vào làm chập mạch hoặc điện rò rỉ sang những bộ phận khác như khung, vỏ máy
Cách phòng và xử l.đường ngập lội mà bạn bắt buộc phải vượt qua, bạn nên quan sát:
– Nếu mực nước không ngập quá ống xả bạn vẫn có thể đi qua, tuy nhiên cần chú ý di chuyển ở vận đều, không giảm ga đột ngột, tăng ga đều để duy trì độ ma sát cần thiết ở dây cu-roa.
– Khi thấy tăng ga nhưng xe không chạy, bạn tắt máy ngay và dẫn bộ qua vùng ngập, để khoảng 5-10 phút cho nhiệt độ có sẵn trong máy là bốc hơi một phần nước rồi hãy khởi động lại. Tuyệt đối không cố tăng ga để chạy qua vùng ngập nước. Thậm chí, khi đã chạy qua đoạn đường ngập nước, tốt nhất bạn nên dừng xe và giữ cho động cơ hoạt động không tải 2-3 phút để làm khô phần nước bám vào dây cu-roa nếu có.
– Khi nước vào ống hút gió, nước sẽ xuống chế hòa với xăng rồi vào máy làm xe không thể nổ được. Người đi đường hãy dùng tua vít 2 cạnh mang sẵn trong cốp xe, vặn mở hẳn vít xăng ở chế. Vị trí vít này tùy từng loại xe không giống nhau nên mỗi người cần tự tìm hiểu để xác định trước. Lúc này xăng có hòa nước mưa sẽ theo đó chảy ra ngoài. Hãy cho chảy một tý thì vặn chặt vít lại. Như vậy sẽ giảm bớt lượng nước vào trong máy và có thể giúp việc khởi động máy dễ dàng hơn.
– Không sử dụng phanh trước khi vận hành trong trời mưa. Độ bám kém của vỏ xe cùng phân phối trọng lượng không đều sẽ khiến xe dễ bị trượt, gây tai nạn.
Cách phòng và xử lý khi lái xe ngập nước
Khi thấy đường ngập nước, sâu ngang ống xả thì tốt nhất không đi vào
– Sau khi xe bị ngập nước, bạn nên đưa ngay đến các trung tâm bảo dưỡng để kiểm tra và thay dầu máy, dầu hộp số nhằm đề phòng trường hợp nước bị ngấm vào dầu.
Đối với những chiếc xe số bị chết máy khi đi qua khu vực ngập nước, sau khi dắt xe ra khỏi khu vực ngập, nên tháo bu-gi ra lau thật khô, cố gắng xả hết nước trong ống pô (cố gắng nghiêng xe để nước chảy ra từ ống xả). Khi đó, chiếc xe có thể khởi động lại tạm thời. Tuy nhiên, để đảm bảo chiếc xe hoạt động ổn định về lâu dài, người điều khiển nên mang xe đến đại lý gần nhất để được hỗ trợ. Bởi khi di chuyển trong vùng ngập nước, các chi tiết máy, dầu xe, hệ thống điện đều dính nước, nên cần được vệ sinh lại.
Với những kiến thức trường dạy lái xe hcm cung cấp cho quý độc giả, Hi vọng sẽ giúp quý đọc giả biết được cách phòng và xử lý xe khi qua đoạn bị ngập nước. Chúc các bạn lái xe an toàn.
Trả lời