Trường dạy lái xe tphcm. Ngoài việc giảng dạy, chúng tôi còn cung cấp đến cho quý vị thông tin về kỹ năng và kinh nghiệm lái xe trong mọi thời tiết. Với mong muốn sẽ giúp cho quý vị yên tâm và vững tay lái hơn khi lưu thông trên đường. Phương châm: “Phía trước tay lái là sự sống, hãy lái xe bằng cả trái tim”
——————————————————————————————————————————-
Phạt bao nhiều tiền nếu điều khiển xe vào buổi tối nhưng quên bật đèn ?
Xe không bật đèn chiếu sáng bị phạt bao nhiêu khi trời tối hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn.
Xử phạt vi phạm giao thông: Luật Giao thông đường bộ Việt Nam năm 2008 quy định đối với người điều khiển phương tiện lưu thông trên đường phải chấp hành các quy tắc giao thông, trong đó quy định các phương tiện lưu thông trên đường, thời gian từ 18 giờ hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau phải bật đủ đèn chiếu sáng.
1. Đi xe không bật đèn chiếu sáng bị phạt bao nhiêu ?
- Đối với xe mô tô, xe gắn máy
Theo Điểm c Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không sử dụng đèn chiếu sáng khi trời tối hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn sẽ bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.
- Đối với xe ô tô
Theo Điểm g Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP thì người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô không sử dụng đủ đèn chiếu sáng khi trời tối hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng.
- Máy kéo, xe máy chuyên dùng
Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng vi phạm thì phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng (điểm g khoản 3 Điều 7).
Như vậy, khi tham gia giao thông ban đêm, bạn không sử dụng đèn chiếu sáng thì sẽ bị xử phạt theo các quy định nêu trên.
Chi tiết:
– Điều 53 Luật giao thông đường bộ quy định:
“1. Xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây:
d) Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu”.
– Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định:
+ Điều 5: Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
Điểm g, khoản 3: “Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Không sử dụng đủ đèn chiếu sáng khi trời tối hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn; sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm d Khoản 5 Điều này”.
+ Điều 6: Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
Điểm c, khoản 2: “Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Không sử dụng đèn chiếu sáng khi trời tối hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn”.
+ Điều 7: Xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
Điểm g, khoản 3: “Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Không sử dụng đèn chiếu sáng khi trời tối hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn; sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều”.
2. Xe lắp thêm đèn vào phía sau bị phạt bao nhiêu ?
- Đối với xe mô tô, xe gắn máy
Theo quy định tại điểm đ, Khoản 2, Điều 17 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ và đường sắt:
Điều 17. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
1. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng;
b) Điều khiển xe gắn biển số không đúng quy định; biển số không rõ chữ, số; biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng;
c) Điều khiển xe không có đèn tín hiệu hoặc có nhưng không có tác dụng.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng còi không đúng quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại xe;
b) Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn
c) Điều khiển xe không có đèn chiếu sáng gần, xa hoặc có nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế;
d) Điều khiển xe không có hệ thống hãm hoặc có nhưng không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật;
đ) Điều khiển xe lắp đèn chiếu sáng về phía sau xe.
3. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định;
b) Sử dụng Giấy đăng ký xe đã bị tẩy xóa; sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp;
Như vậy, hành vi lắp thêm đèn chiếu sáng về phía sau xe của bạn sẽ bị xử phạt với mức phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng
- Ô tô lắp thêm đèn chiếu sáng về phía sau xe
Theo quy định tại điểm a, Khoản 3, Điều 16 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ và đường sắt:
Điều 16. Xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe không có kính chắn gió hoặc có nhưng vỡ, không có tác dụng (đối với xe có thiết kế lắp kính chắn gió).
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có đủ đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu, cần gạt nước, gương chiếu hậu, dụng cụ thoát hiểm, thiết bị chữa cháy, đồng hồ báo áp lực hơi, đồng hồ báo tốc độ của xe hoặc có những thiết bị đó nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế (đối với loại xe được quy định phải có những thiết bị đó);
b) Điều khiển xe không có còi hoặc có nhưng còi không có tác dụng;
c) Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh hoặc có nhưng không đúng quy chuẩn kỹ thuật.
3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe lắp thêm đèn chiếu sáng về phía sau xe;
b) Điều khiển xe có hệ thống chuyển hướng của xe không đúng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật;
c) Điều khiển xe không gắn đủ biển số hoặc gắn biển số không đúng vị trí; biển số không rõ chữ, số; biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng;
d) Điều khiển xe không lắp đủ bánh lốp hoặc lắp bánh lốp không đúng kích cỡ hoặc không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật;
đ) Tự ý thay đổi kích thước thành thùng xe; tự ý lắp thêm ghế trên xe vận chuyển khách.
4. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 3; Khoản 4 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 01 tháng;
Như vậy, hành vi lắp thêm đèn chiếu sáng về phía sau xe của bạn sẽ bị xử phạt với mức phạt từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 01 tháng (theo quy định tại Điểm a Khoản 6)
Bài viết bạn quan tâm:
Trả lời