Thi bằng lái xe A1 là giấy tờ không thể thiếu khi bạn tham gia giao thông bằng phương tiện xe máy. Thi bằng lái xe gồm nhiều thủ tục, trong đó có khám sức khỏe. Vậy khám sức khỏe lái xe máy A1 bao gồm những gì, mẫu giấy khám như thế nào để phù hợp với quy định của pháp luật và khám sức khỏe ở đâu có kết quả nhanh và chính xác?
Bạn quan tâm:
1. Khám sức khỏe lái xe máy A1 mẫu mới theo quy định
Mẫu giấy khám sức khỏe cho người thi và học bằng lái xe bắt đầu được thay đổi vào ngày 4/1/2023. Trước ngày 4/1/2023, các tiêu chuẩn khám sức khỏe lái xe A1 nói riêng và các loại bằng lái xe khác nói chung khá đơn giản, người tham gia khám sức khỏe tiết kiệm được thời gian và chi phí.
Tuy nhiên, sau ngày 4/1/2023, theo thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT thì người đang lái xe và người học lái xe phải tái khám định kỳ, phải khai đầy đủ tiền sử và bệnh sử của gia đình.
Ngoài ra, theo thông tư mới này, người đi khám sức khỏe thi bằng lái xe A1 phải trải qua nhiều bước khám và xét nghiệm để đảm bảo được trạng thái sức khỏe tốt nhất khi tham gia giao thông.
Việc khám sức khỏe trước khi thi bằng lái xe A1 là điều kiện cần và đủ để cấp bằng cho người lái, tránh tình trạng sức khỏe không đạt mà cố tình tham gia giao thông sẽ gây hậu quả khôn lường cho chính mình và những người xung quanh.
2. Quy trình khám sức khỏe lái xe A1 đúng chuẩn
Theo thông tư 24, có hai hình thức khám sức khỏe cho người tham gia thi bằng lái xe A1 là khám tuyển và khám định kỳ. Người muốn học lái xe hoặc muốn nâng bằng lái xe sẽ khám tuyển, còn người có nhu cầu cấp đổi bằng lái xe sẽ khám định kỳ.
Đối với những người dự thi bằng lái xe A1 thì sẽ phải trải qua các bước khám sau đây theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải:
2.1 Kê khai bệnh sử của bản thân và gia đình
Đây là mục mới trong mẫu giấy khám sức khỏe lái xe A1 theo quy định mới của thông tư 24. Theo đó, người khám sức khỏe sẽ phải tiến hành kê khai về bệnh sử của bản thân cũng như của gia đình, các bệnh đã từng mắc phải. Qua đó, các bác sĩ có cơ sở để đánh giá tổng quát về sức khỏe của người khám.
2.2 Xét hỏi với các bác sĩ về bệnh sử, tiền sử của bản thân
Sau khi kê khai về tiền sử bệnh sử, bác sĩ sẽ trao đổi thêm về các bệnh mà người khám đã mắc trước đó, những dấu hiệu bệnh có tái phát hay không. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên về chế độ ăn uống hoặc đơn thuốc (nếu cần) để người khám cải thiện sức khỏe, đạt yêu cầu tham gia thi bằng lái xe A1.
2.3 Khám 8 chuyên khoa lâm sàng
8 chuyên khoa lâm sàng mà khi khám sức khỏe lái xe A1 cần phải khám đó là: mắt, tâm thần, thần kinh, tai – mũi – họng, chuyên khoa nội tiết, cơ xương khớp, hệ hô hấp và tim mạch. Người khám sẽ được chỉ định đến từng khoa đã được sắp xếp theo thứ tự. Sau khi được bác sĩ chuyên khoa khám xong, bác sĩ sẽ kết luận lại tình trạng sức khỏe của bạn. Cứ như vậy, đi khám lần lượt hết 8 chuyên khoa lâm sàng.
2.4 Kết luận và nhận giấy khám sức khỏe
Sau khi khám hết 8 chuyên khoa, bác sĩ trưởng khoa sẽ xem xét kết quả khám bệnh của bạn theo các mục, từ đó đưa ra kết luận về trạng thái cơ thể có đạt tiêu chuẩn để dự thi bằng lái xe A1 hay không.
Ngoài ra, ở khâu khám cận lâm sàng bạn bắt buộc phải làm xét nghiệm với các chất như nồng độ cồn, ma túy hoặc các xét nghiệm mà bác sĩ chỉ định cần làm trong quá trình khám sức khỏe lái xe A1.
Một số lưu ý trước khi đi khám sức khỏe lái xe máy A1:
Trước khi tiến hành khám sức khỏe lái xe A1, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng các giấy tờ và một số yêu cầu về sức khỏe của bác sĩ trước khi tiến hành khám như:
– Mang đầy đủ các giấy tờ tùy thân: chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân.
– Nhịn ăn ít nhất 8 tiếng trước khi khám, chỉ được uống nước lọc để kết quả xét nghiệm được chính xác hơn.
– Mặc quần áo thoải mái, rộng rãi khi đi khám sức khỏe.
3. Một số tình trạng bệnh không được phép dự thi bằng lái xe A1
Theo phụ lục số 01 quy định Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, người có một trong các bệnh lý sau đây không được phép tham gia thi bằng lái xe A1:
– Bị rối loạn tâm thần cấp, rối loạn tâm thần mãn tính, không kiểm soát được hành vi.
– Liệt vận động từ 2 chi trở lên.
– Thị lực nhìn xa hai mắt nhỏ hơn 4/10 (kể cả khi đã dùng kính), rối loạn nhận biết 3 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây, hoặc mắc tật mù màu.
– Người bị cụt một tay hoặc cụt một chân và một trong các ngón tay, ngón chân của bên còn lại bị giảm chức năng.
– Sử dụng cồn, chất ma túy, các chất kích thích khác có nồng độ vượt quá giới hạn quy định của pháp luật.
Trả lời