Học lái xe ô tô cho người khuyết tật
Khai giảng khóa học lái xe ô tô cho người khuyết tật. Theo quy định từ ngày 1 tháng 6 tới, các trung tâm đào tạo lái xe ô tô bắt đầu đào tạo các học viên là người khuyết tật. Quy định này được cho là nhân văn, nhưng chưa từng có tiền lệ, có nhiều vấn đề phát sinh cần giải quyết.
Anh Nguyễn Văn Nhân là chủ hộ kinh doanh cá thể chuyên về vận tải vật liệu xây dựng tại Quận Bình Tân). Gia đình anh sở hữu 10 ô tô tải loại 9 tấn, đã sắm cả ô tô con dùng riêng cho gia đình.
Anh vừa được Trung tâm đào tạo nghề và sát hạch lái xe Đông Dương (tại TPHCM) thông báo nhập học theo các quy định tại Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được Bộ GTVT ban hành, có hiệu lực từ 1/6 tới.
Anh Nhân có tay phải hoạt động bình thường; hai chân có kích thước không bằng nhau, chân phải hơi nhỏ hơn chân trái một chút; lực chân phải cũng không khỏe như chân trái.
Căn cứ theo thông tư liên tịch giữa Bộ Y tế và Bộ GTVT thông tư về điều kiện sức khoẻ đối với người lái xe (Thông tư số 24/2015/TTLT-BYT – BGTVT), trung tâm nhận định anh Nhân đủ điều kiện học và sử dụng xe ô tô số tự động nên đã làm hồ sơ giám định sức khỏe. Nếu không có vướng mắc phát sinh, anh Nhân sẽ được nhận giấy phép lái xe vào tháng 8 tới, trở thành một trong những người khuyết tật đầu tiên trên cả nước được học lái xe.
Vẫn phải vượt qua nhiều điều kiện
Ông Nguyễn Thắng Quân, Vụ trưởng Vụ quản lý Phương tiện và người lái (Tổng cục Đường bộ) cho hay, căn cứ theo điều kiện thực tế và kiến nghị của các tổ chức người khuyết tật, Bộ GTVT đã đưa ra nội dung để người khuyết tật được học lái ô tô số tự động trong thông tư 12/2017/TT-BGTVT. Đây cũng là kết quả của việc tách chương trình đào tạo lái xe số tự động và lái xe số sàn thành hai chương trình riêng biệt mới đây của Bộ GTVT.
Ông Trần Văn Toản, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc Trung tâm Dạy nghề và sát hạch lái xe Đông Dương (người đầu tiên đề xuất và quyết liệt bảo vệ việc tách việc đào tạo lái xe ô tô số tự động và số sàn) vui mừng khi Bộ GTVT tiến thêm một bước khi sử dụng chương trình đào tạo lái xe số tự động cho người khuyết tật.
Trường hợp như thế nào là đủ điều kiện
“Việc Bộ GTVT cho phép người khuyết một tay, hay một chân được lái xe đã là một bước tiến rất nhân văn” – ông Toản đánh giá.
Ông Lê Văn Đại, Giám đốc Trung tâm đào tạo nghề thuộc Cty Vận tải ô tô số 2 (Hà Nội) cho hay, dù thông tư mới của Bộ GTVT quy định mở, cho phép các trung tâm đào tạo lái xe sử dụng chính ô tô của người khuyết tật để đào tạo nhưng trung tâm chưa hình dung hết các trường hợp phát sinh nên đang chờ hướng dẫn thêm của Bộ GTVT.
Ông Nguyễn Thắng Quân cho hay, hiện tại các văn bản pháp lý để đào tạo lái xe về sức khoẻ, về chương trình đào tạo đã có đầy đủ. Điều khó nhất chính là phương tiện để đào tạo và sử dụng đối với người khuyết tật. Ông Quân cho biết, trước tình trạng đa dạng về bệnh lý của người khuyết tật, chắc chắn sẽ có trường hợp người khuyết tật phải nhập xe đặc thù hoặc cải tạo các xe hiện có trên thị trường. “Tuy tạo điều kiện mở cho người khuyết tật nhưng các xe được đưa vào sử dụng đều phải được cơ quan đăng kiểm chấp thuận” – ông Quân nói.
Kết Luận
Theo quy định, người khuyết tật lái xe số tự động áp dụng các điều kiện sức khoẻ của người học lái xe ô tô hạng B1 (ô tô chở người dưới 9 chỗ, xe tải dưới 3,5 tấn) với nhiều điều khoản mở hơn đối với học lái xe ô tô hạng B2 trở lên. Chẳng hạn người bị cụt hoặc mất chức năng 1 bàn tay hoặc 1 bàn chân, bệnh nhân sau mổ tim… vẫn được lái xe. Thị lực đối với người lái xe hạng B1 cũng yêu cầu thấp hơn hạng B2 trở lên.
Để được học khóa lái xe ô tô dành cho người khuyết tật, do số lượng có giới hạn và đang thí điểm ghi danh. Do số lượng và nhu cầu học cao, để giải quyết liền một lúc không thể giải quyết hết nhu cầu của quý học viên. Nên học viên nào có nhu cầu muốn đăng ký học khóa lái xe ô tô xin hãy để lại thông tin bên dưới bài viết với cú pháp như sau:
Tên : Nguyễn Văn A
Email nếu có:nguyenvana@gmail.com
Bình luận: Thực trạng sức khỏe của bạn + số điện thoại liên hệ nhé !
Chúng tôi sẽ liên hệ cho bạn khi có khóa học mới nhất để đáp ứng nhu cầu của quý học viên.
Thân ái !
Tags: người khuyết tật có được lái ôtô, giấy phép lái xe ô tô cho người khuyết tật, cấp giấy phép lái xe cho người khuyết tật, bằng lái xe cho người khuyết tật, người khuyết tật có được thi bằng lái xe máy, xe hơi cho người khuyết tật, nguoi khuyet tat hoc lai xe, xe hơi cho người khuyết tật
nguyen huy vuong says
Mình bị teo cơ 1 chân trái. còn những vấn đề khác về sức khoẻ đều tốt và trong giới hạn cho phép của luật quy định. Số đt: 0982505086
Võ văn ngọ says
Tôi tên võ văn ngọ . đã biết lái xe. Nhưng bị tai nạn cụt 1/2 cẳng tay trái có được học lái xe không , xin nhà trường cho tôi biết được kg ạ sđt 0976921921
HOANG NHAT SON says
cho hoi minh bi teo co chan phai ,kich thuot chan thap chan cao ,con moi suc khoe minh van tot ko bi benh man tinh gi het vay minh co du dieu kien thi lay bang b1 dc ko vay
Trường says
Mình bị liệt chân trái còn lại đều bình thường. Cho mình hỏi thi bằng b1 có được kg.
0931582886
Đinh công minh says
Mình Bi tật hai chân, hai tay khỏe Sn : 1975 có học dc không .chờ hồi âm
Đinh Công Minh says
Mình bị tật hai chân một chân đứng được ,hai tay khỏe mạnh. cần học bằng lái xe ôtô để tiện việc di chuyển. Minh rất muốn được có bằng lái ôtô. Mong được hồi âm sớm SN 1975 SĐT: 01234046666
Nguyễn Thành Tín says
Tôi tên Nguyễn Thành Tín bị khuyết tật 1 chân bên phải do sốt tê liệt bị teo cơ,Hai tay và chân trái hoạt động bình thường, tôi đã và đang tự tập lái xe 4 chổ số tự động, tôi có nhu cầu học và thi bằng B1, tôi đã khám sức khoẻ để xin học lái xe B1(đủ điều kiện học B1) xin hướng dẩn đăng ký học và thi B1.Số điện thoại của tôi là 0913.847.124
Vo cong hau says
Mình bị vẹo cột sống nhẹ.tay chân bình thường.thị lực bình thường.rất muốn lấy bằng lái xe B1.Mong hồi âm sớm.sđt 0908786636
Trương Việt An says
Tôi bị cụt chân phải dưới đầu gối, tôi lái xe số tự động của nhà hơn 2 năm nay chưa gây ra tai nạn nào dù là nhỏ nhất. Muốn thi có cái bằng để còn đi du lịch đây đó chứ giờ chỉ dám chạy vòng vòng nhà thôi, mong trung tâm phản hồi lại dùm tôi, xin cảm ơn.
Vo tri thuc says
Toi bi khuyet tat nhe chan phai hoat dong binh thuong. Dang lai xe nha van duoc. Chan khong bi teo