phân hạng và đổi giấy phép lái xe
Nhiều bạn mắc về Phân hạng và đổi giấy phép lái xe tại Việt Nam.
Nay trường chúng tôi xin cung cấp đến quý độc giả gần xa thông tin về phân hạng, chuyển đổi bằng lái xe tất cả các hạng.
Đây là thông tin mới nhất và chuẩn nhất vừa được nhà trường chỉnh sửa và phát hành:ngày 26/08/2015.
Hệ thống giấy phép lái xe Việt Nam gồm 10 hạng, xây dựng trên cơ sở cấu hình, tải trọng và mục đích thiết kế phương tiện cơ giới. Ngoài ra còn có các quy định cụ thể về thời hạn, đối tượng sử dụng xe và chuyển đổi bằng lái.
Ngày 18/12/2001, Bộ Giao thông Vận tải ban hành “Quy chế quản lý sát hạch cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ”. Trong đó, việc hệ thống hoá, hiệu lực và phân hạng bằng lái được quy định như sau:
Hạng A1 ( Học Lái Xe Máy ) Cho phép điều khiển xe môtô 2 bánh có dung tích xi-lanh từ 50cc đến dưới 175cc.
Hạng A2 ( Học Lái Xe Mô Tô )Cho phép điều khiển xe môtô 2 bánh nói chung, không giới hạn dung tích xi-lanh.
Hạng A3 ( Học Lái Xe 3 Bánh ) Cho phép điều khiển môtô 3 bánh, xe lam, xích lô máy và các loại xe hạng A1, không áp dụng với phương tiện hạng A2.
Hạng A4 ( Học Lái Xe Máy Kéo ) Cho phép điều khiển các loại máy kéo có tải trọng đến 1.000 kg.
Hạng B1 ( Học Lái Xe Ô Tô ) Dùng cho lái xe không chuyên nghiệp, được quyền điều khiển:
– Ôtô dưới 9 chỗ, kể cả người lái.
– Xe tải, xe chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
– Máy kéo 1 rơ-moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
Hạng B2 (Học Lái Xe Ô Tô ) Cấp cho lái xe chuyên nghiệp, quy định quyền điều khiển các phương tiện hạng B1 và các xe cẩu bánh lốp có sức nâng thiết kế dưới 3.500 kg.
Hạng C ( Học Lái Ce Ô Tô Tải ) Cấp cho lái xe chuyên nghiệp, quy định quyền điều khiển:
– Ôtô tải và xe chuyên dùng có tải trọng thiết kế từ 3.500 kg trở lên.
– Đầu kéo, máy kéo 1 rơ-moóc hoặc sơ-mi rơ-moóc có tải trọng thiết kế từ 3.500 kg trở lên.
– Cần cẩu bánh lốp có sức nâng thiết kế từ 3.500 kg trở lên.
Hạng D ( Học Lái Xe Khách ) Cấp cho lái xe chuyên nghiệp, quy định quyền điều khiển:
– Ôtô chở người từ 10-30 chỗ, tính cả ghế lái.
– Các loại xe quy định trong hạng B1, B2, C.
Hạng E ( Học lái Xe Khách ) Cấp cho lái xe chuyên nghiệp, quy định quyền điều khiển:
– Ôtô chở người trên 30 chỗ ngồi, tính cả ghế lái.
– Các loại xe quy định trong hạng B1, B2, C, D.
Hạng F ( Học Lái Xe Đầu Kéo ) Cấp cho người đã có giấy phép lái xe hạng B2, C, D, E để điều khiển các loại xe tương ứng có kéo rơ-moóc trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg.
Thời hạn của giấy phép lái xe
– Các hạng A1, A2, A3 không có thời hạn.
– Khi có giấy phép lái xe hạng A2 phải tuân thủ quy định của Chính phủ về đối tượng được sử dụng loại xe 2 bánh từ 175 cc trở lên.
– Hạng B1: 5 năm.
– Hạng A4, B2, C, D, E, F: 3 năm.
Trong vòng 30 ngày trước khi giấy phép lái xe hết hạn, người có giấy phép này phải làm đơn xin đổi kèm theo giấy chứng nhận sức khỏe, gửi đến cơ quan có thẩm quyền cấp lại bằng lái.
Lái xe thi và xin cấp bằng lái ở đâu thì trở lại đó làm thủ tục xin gia hạn hoặc cấp lại. Những giấy phép lái xe do Cục Đường Bộ cấp sẽ do cục này chịu trách nhiệm gia hạn, còn loại giấy phép làm tại Sở Giao thông Công chính tỉnh, thành phố, thì gia hạn tại Sở.
Sở Giao thông Công chính tỉnh, thành phố thực hiện việc đổi giấy phép lái xe Việt Nam cho người mang Quốc tịch Việt Nam có bằng lái xe cấp ở nước ngoài.
Cục Đường bộ Việt Nam thực hiện việc đổi bằng lái xe cho người nước ngoài tại Việt Nam.Tại Hồ Chí Minh Văn phòng tiếp nhận và giải quyết các vấn đề về bằng lái xe của Sở Giao Thông Vận Tải Tp.Hồ Chí Minh ở 252 Lý Chánh Thắng, Quận 3, Tp.HCM
Từ khoá có liên quan trên google:
phân hạng và đổi giấy phép lái xe 2016
phân hạng và đổi giấy phép lái xe cuối 2017
phân hạng và đổi giấy phép lái xe giá rẻ
phân hạng và đổi giấy phép lái xe giá tốt
Trường Dạy Lái Xe Admin says
Những thông tin rất bổ ích về lĩnh vực bằng lái xe.